Tọa lạc tại bắc Ossetia và cách một giờ đi xe qua những cung đường vòng quanh uốn lượn, ngôi làng ẩn hiện dọc các sườn đồi, sườn núi với chiều dài khoảng 17km, nhìn xuống sông Fiagdon.
Vào thế kỷ 14, vì sự đắt đỏ của giá đất, tổ tông người Ossetia đã di cư đến đây và chọn vùng đất quanh năm lộng gió và hà khắc này làm nơi định cư. Và nơi đây dần trở nên nơi có số dân lớn nhất ở miền bắc Ossetia.
Những ngôi mộ với mái được cách điệu bậc thang nhằm lưu giữ giá trị then chốt của ngôi làng với những xác chết được lưu giữ hàng trăm năm và hộp sọ, xương người.
Mỗi ngôi mộ có một cửa nhỏ đủ để đưa quan tài vào trong nhìn như những ngôi nhà nhỏ xinh xắn.
Xem thêm >>> đặt tour du lịch 30/4
Con đường dẫn vào ngôi làng – Ảnh: flickr
Những ngôi mộ nằm trên đỉnh núi Caucasus – Ảnh: amusingplanet
Phía xa là dòng sông Fiagdon chảy uốn lượn – Ảnh: whenonearth
quang cảnh hoang vắng và khô cằn của ngọn núi – Ảnh: wiki
Những ngôi mộ độc đáo
Các ngôi mộ được làm bằng đá, màu trắng và sắp đặt khá ngăn nắp dọc theo ngọn đồi. Phía cuối quần thể là ngọn tháp bị phá hủy phần chóp. tục truyền ngọn tháp này là nơi chôn cất người ngó các vong hồn khác.
Với hình dáng như túp lều hình chóp, các ngôi mộ đều xây dựng theo lối kiến trúc của người Nakh cổ đại, bao gồm những tháp dành cho gia đình, quận đội, liệt sĩ…, loại hình kiến trúc có từ 2.000 năm trước với đa dạng kích cỡ, dạng hình.
Những bức tường được xây dựng bằng đá bằng phẳng cả mặt trước lẫn sau, tạo thành khối hình lập phương.
Người chết được an táng trong “ngôi nhà” nhỏ xinh cùng quần áo và một số đồ dùng cá nhân như một chốn yên nghỉ cuối đời bình dị, yên tĩnh, không ai có thể phiền nhiễu.
Một số hầm có phòng ngủ trong khi hầm khác có hai hoặc ba tầng phụ thuộc vào số lượng thành viên. Bên cạnh đó cũng có nhiều mộ dành cho người không có gia đình và người ngoài làng.
Bên trong hầm mộ chứa nhiều bộ xương và sọ người – Ảnh: flickr
Ngọn tháp là nơi chôn cất người coi các hồn khác – Ảnh: flickr
Truyền thuyết về những chiếc thuyền gỗ
Những chiếc quan tài chôn cất xác chết có hình dáng như chiếc thuyền bằng gỗ. Theo truyền thuyết, người chết cần thuyền đi qua một con sông để đến thiên đường giống trong câu chuyện về kiếp luân hồi của người Ai Cập cổ đại và Mesopotamia.
Giữa mỗi hầm mộ có những cái giếng, khi rải những đồng xu xuống giếng, nếu đồng tiền chạm đá dưới giếng có nghĩa hồn đó đã đến thiên đường.
Các nhà lịch sử cho rằng những ngôi mộ có từ đợt dịch bệnh lớn giữa thế kỷ 16 và 18 ảnh hưởng cả vùng Ossetia. Hàng chục ngàn người đã chết, và dân số giảm từ 200.000 xuống chỉ còn 16.000 người trong nửa thế kỷ 19.
Quan tài chôn cất được làm bằng gỗ – Ảnh: amusingplanet
Ngôi nhà thờ cúng những người chết – Ảnh: flickr
Mỗi ngôi mộ đều có một cửa nhỏ đủ để đẩy hòm vào – amusingplanet
Thành thị ma ngày nay
Dargavas là tỉnh thành ma ấn tượng nhất ở Ossetia bởi số lượng lớn lăng mộ và vẻ đẹp tự nhiên. Đây cũng là nơi lưu giữ nhiều hiện vật từ thời đồ đồng đến trung đại và các thông tin về người Ossetia sống hàng trăm năm về trước.
Tuy kiến trúc đẹp, kì bí và phong cảnh nhưng hiện nhiều công trình đã dần bị phá hủy. Rất hiếm du khách đến đây vì phương tiện đi lại khó khăn hơn là sợ các xác chết.
Nguồn: -st