Độc đáo lễ hội đua ghe Bom Om Thook của người dân xứ Chùa Tháp

Nhiều năm trở lại đây, Campuchia đã trở thành một điểm đến quen thuộc đối với nhiều du khách. Campuchia không chỉ nổi tiếng với những danh thắng mỹ miều, những di sản thế giới hàng nghìn năm tuổi, những phương tiện du lịch độc đáo mà còn nổi tiếng với những lễ hội truyền thống đặc sắc. Và một trong số đó, không thể không kể đến chính là lễ hội đua ghe Bon Om Thook.

le-hoi-dua-ghe-1

Lễ hội đua ghe – hay lễ hội Bon Om Thook (còn gọi là Lễ hội nước) tại Campuchia bắt nguồn từ rất lâu trong lịch sử.  Theo các nhà sử liệu, ở kỷ nguyên Angkor rực rỡ, thời vua Jayavarman VII vào thế kỉ 12, người Khmer đã chiến thắng oanh liệt trong một trận thủy chiến với nước làng giềng Champa. Để kỷ niệm chiến thắng này, lễ hội đua ghe được tổ chức hàng năm trên khắp các vùng miền của đất nước. Chính bởi vì vậy, ngày nay trên bức tường của thành Bayon tại Angkor, người ta thấy hình ảnh khắc trên đá mô tả thủy quân Khmer với vua Jayavarman VII dũng cảm đang cầm một ngọn giáo và cung tên đứng trên thuyền vua.

Lễ hội được tổ chức vào đúng lúc nước sông Mê Kông bắt đầu chu kỳ cạn của nó và  cũng chính là thời điểm duy nhất trong năm sông Tonle Sap có hiện tượng đổi dòng chảy của nó. Lễ này được tổ chức vào ngày 15 trăng tròn của tháng 11 theo lịch âm (thường vào ngày 11 đến 13 tháng 12 dương lịch), trùng vào cuối mùa mưa. Vào thời điểm này, nước trong các hồ và đầm lầy tràn ngập, tạo ra các cánh đồng nước mênh mông bồi đắp phù sa cho vụ mùa sắp tới.

Có rất nhiều nơi tổ chức lễ hội đua ghe nhưng tập trung đông nhất là lễ hội tổ chức tại thủ đô Phnom Penh trên sông Tonle Sap (có nghĩa là sông ngọt) ngay phía trước mặt Cung điện Hoàng Gia Campuchia. Vào ngày này, người dân xứ sở chùa tháp thường tụ tập ở hai bên bờ sông Tonle Sap và Mekong để xem đua ghe cùng với đó là hàng nghìn tay chèo sẽ tham gia đua trên đoạn sông dài hơn 1km.

CAMBODIA-WATER-FESTIVAL

Vào buổi tối của lễ hội sẽ là một màn bắn pháo hoa rực rỡ cùng với những chiếc bè gỗ được trang trí tinh tế thả nổi dọc theo con sông Tonle Sap. Lễ hội này được tổ chức tại Hoàng cung Campuchia nhằm thể hiện sự quan tâm của nhà vua đối với nhân dân và màu màng. Những ngày diễn ra lễ hội, người dân nơi này ai ai cũng đều nô nức tham gia chuẩn bị trog không khí vô cùng nhộn nhịp và háo hức. Đây được coi là lễ hội lớn nhất trong lịch Khmer, lớn hơn cả lễ chào đón năm mới. Người dân Campuchia sẽ được nghỉ 10 ngày để chào đón lễ hội này. Đó là một nét đẹp hiếm hoi còn được lưu trữ và kế thừa ở Campuchia. Đây là dịp để người Khmer thể hiện bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc, tài năng, sự nhanh nhẹn, kiên trì, sự đoàn kết cộng đồng, niềm tự hào dân tộc, lòng yêu nước,ý thức bảo vệ đất nước, bảo vệ lãnh thổ, bảo vệ dân tộc, cũng như sự phát triển của nến nông nghiệp lúa nước.

Lễ hội đua ghe không chỉ đơn giản là một cuộc tranh tài, nó còn là  lễ hội cảm ơn Đức Phật đã ban cho mùa bội thu và cầu mong no ấm. Là dịp để ôn lại sức mạnh không thể chia cắt của lực lượng thủy quân của Đế chế Khmer cổ và giới thiệu sự đa dạng của các phương tiện giao thông đường thủy của dân tộc Khmer.

Nếu có dịp có thăm đất nước Campuchia xinh đẹp vào đúng dịp lễ hội này đang diễn ra thì du khách đừng bỏ lỡ cơ hội tham gia nhé!