Campuchia – đặc sắc những lễ hội truyền thống

Nếu bạn đang có dự định cho một chuyến du lịch đến thăm một đất nước với một nền văn hóa đặc sắc và những ngôi chùa cổ kính thì Campuchia sẽ là một lựa chọn tuyệt vời cho hành trình khám phá của bạn. Campuchia sẽ đưa bạn đến với một quần thể Angkor huyền bí, một thủ đô Phnom Penh với nhiều tinh hoa hội tụ, và một Sihanoukville bên cạnh những bãi biển xanh mát. Không những thế, những lễ hội truyền thống đặc sắc ở vương quốc Chùa Tháp cũng luôn chào đón du khách đến tham dự.

 1. Lễ hội Nước (Hay còn gọi là lễ hội đua thuyền)

Được coi là lễ hội lớn nhất trong lịch Khmer, lễ hội Nước diễn ra vào ngày trăng tròn tháng 11 âm lịch với rất nhiều hoạt động. Thời gian này, nước trong các hồ và đầm lầy tràn ngập, tạo ra các cánh đồng nước mênh mông.

Người dân xứ sở chùa tháp thường tụ tập ở hai bên bờ sông Tonle Sap và Mekong ở thủ đô Phnom Penh để xem đua thuyền. Hàng nghìn tay chèo sẽ tham gia đua trên đoạn sông dài hơn 1km.

Vào buổi tối, người dân sẽ được ngắm nhìn màn bắn pháo hoa rực rỡ trên sông hay những chiếc bè gỗ được trang trí rực rỡ được thả nổi dọc con sông. Lễ hội đánh dấu sự thay đổi dòng chảy của con sông Tonle Sap và cũng được coi là lễ tạ ơn con sông Mekong vì đã đem lại sự phì nhiêu cho đất đai và cung cấp thực phẩm cho người dân.

Lễ hội này được tổ chức tại Hoàng cung thể hiện sự quan tâm của nhà vua đối với nhân dân và mùa màng. Vào ngày diễn ra lễ hội, ai ai kể cả già trẻ lẫn gái tải đều nô nức tham gia chuẩn bị từ sáng sớm trong không khí vô cùng nhộn nhịp và háo hức. Đây có lẽ cũng là một nét đẹp văn hóa hiếm hoi còn được lưu giữ và kế thừa ở Campuchia.

hoi-dua-thuyen

2. Chol Chnam Thmay – Tết cổ truyền

Trong ngày đầu năm mới, khắp Campuchia tưng bừng lễ đón năm mới – Tết Chol Chnam Thmay. Trong suốt 3 ngày lễ (13 – 15/4 hàng năm), không khí cả đất nước Campuchia náo nhiệt, đèn hoa sáng rực từ các ngôi chùa kéo dài đến các nẻo đường dẫn đến Hoàng Cung.

Đêm giao thừa mọi gia đình làm những chiếc đèn lồng thật đẹp rồi đem ra thả trên mặt hồ. Hàng ngàn ngọn đèn trôi lung linh thành một hội hoa đăng và người ta tin rằng đèn của nhà nào vừa đẹp vừa sáng suốt đêm thì nhà ấy sang năm mới gặp nhiều điều tốt lành.

Người Campuchia còn có tục đắp những núi cát nhỏ với ý nghĩa là xây dựng những cái tốp đẹp. Vì thế, trong ngày Tết, người ta thấy xuất hiện hàng loạt những núi cát nhỏ khắp nơi. Riêng đối với thanh niên nam nữ, đặc biệt là các thiếu nữ Campuchia, tết là dịp để họ sẽ cùng nhau ăn mặc đẹp, nắm tay nhau nhảy vòng quanh theo những điệu múa dân tộc truyền thống. Khắp nơi đâu đâu cũng vang vọng tiếng nhạc, đến cả những du khách cũng chung vui hòa vào ngày hội tưng bừng.

Le-Tet-co-truyen-Chol-Chnam-Thmay

3. Lễ hội té nước Bom Chaul Chnam (Lễ hội mừng thu hoạch lúa thành công)

Lễ hội lớn nhất ở Campuchia là lễ Bom Chaul Chnam (lễ hội mừng thu hoạch lúa thành công) được tổ chức vào ngày 13 đến ngày 15 tháng 4 dương lịch. Đây là lễ hội lớn nhất trong năm của người dân Campuchia. Trong những ngày này mọi người gặp nhau và té nước vào nhau nhằm tin tưởng vào một vụ mùa bội thu trong năm tới. Lễ hội này cũng được tổ chức ở Lào, Thái lan,  và Myanmar – những nước có nền văn minh nông nghiệp.

hoi-te-nuoc-campuchia

4. Lễ hội lấy ruộng

Được tổ chức vào ngày 6 tháng 5. Người ta lấy một con bò làm biểu tượng cho một vụ mùa mới của những người trộng lúa. Lễ hội này được tổ chức tại Hoàng cung thể hiện sự quan tâm của nhà vua đối với nhân dân và mùa màng.

le-lay-ruong

5.  Lễ hội Bam Dak Ben và Pchonum Ben

Được tổ chức vào ngày 11 đến ngày 13 tháng 10 hàng năm. Lễ hội này được tổ chức để tưởng nhớ đến những người đã khuất. Trong những ngày này mọi người đến chùa cúng tế, đồng thời tạ ơn các nhà sư. Các nhà sư cũng được nghỉ lễ trong 15 ngày không đi khất thực mà người dân đem thức ăn đến cho các nhà sư.

 6. Lễ Bonn Prathen

Thường được tổ chức vào tháng 10 suốt 29 ngày đêm liền. Đây là lễ hội của Phật Giáo lớn nhất trong năm. Mọi người tổ chức thành một đám rước lớn đến chùa mà các nhà  sư đang đợi thay đổi trang phục màu vàng.